giáo dục stem - giá đỗ

Thứ tư - 14/04/2021 04:39
* Vấn đề thực tiễn: Giá đỗ là loại rau mầm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều laoij giá đỗ được ngâm ủ bằng hóa chất rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để sản xuất giá đỗ tại nhà, vừa sạch, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng?
Ảnh. Nguyễn Quyết Thắng
Ảnh. Nguyễn Quyết Thắng
GIÁ ĐỖ- THỰC PHẨM SẠCH CHO SỨC KHỎE
 
1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
* Địa điểm tổ chức: Lớp học và ở nhà
* Thời gian thực hiện: 3 tiết
* Kiến thức khoa học trong chủ đề
 
Kiến thức mới Kiến thức đã biết Kiến thức liên quan
Hô hấp ở cây xanh (Bài 14 sinh học 6)
Cấu tạo của hạt (mục 3 – Bài 15 sinh học 6)
Đo thể tích (bài 13 môn vật lí 6)
Cân, đong, đếm (toán học)
Vệ sinh an toàn thực phẩm
(môn công nghệ 6 - bài 5)
Cân, đong, đếm (toán học)
Điều kiện cần cho hạt nảy mầm (tự tìm hiểu)
 
* Vấn đề thực tiễn: Giá đỗ là loại rau mầm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều laoij giá đỗ được ngâm ủ bằng hóa chất rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để sản xuất giá đỗ tại nhà, vừa sạch, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng?
2. MỤC TIÊU
2.1. Phẩm chất
- Tích cực tìm kiếm thông tin, tự khám phá để thực hiện thành công sản phẩm giá đỗ.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng và giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có thói quen giữ vệ sinh trong an toàn thực phẩm.
- Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi.
2.2. Năng lực chung
* Năng lực giải quyết vấn đề
- Phân tích được tình huống, phát biểu vấn đề cần phải thiết kế dụng cụ và quy trình ủ giá đỗ.
- Xác định, tìm ra kiến thức về các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt nhằm sử dụng cho việc giải quyết vấn đề.
- Đề xuất giải pháp, thiết kế dụng cụ và quy trinh ủ giá đỗ.
- Thực hiện, thự hành ủ giá thành công.
- Đánh giá được sản phẩm , quá trình thực hiện và đề xuất ý tưởng cải tiến dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ.
2.3. Năng lực đặc thù (thuộc lĩnh vực STEM)
- Mô tả được cấu tạo của hạt.
- Trình bày được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Thiết kế dụng cụ và quy trình ủ giá đỗ.
- Thực hiện đủ các bước để có giá đỗ ngon, sạch.
3. THIẾT BỊ
- Phương tiện dạy học: Bảng, máy tính, máy chiếu.
- Mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm: Hạt đỗ xanh sạch không tẩm hóa chất, kính lúp, giấy A3, bút màu, nam châm.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Phân tích tình huống thực tiễn “Ủ giá đỗ” – 45 phút
A. Yêu cầu cần đạt
- Thảo luận được với các thành viên trong nhóm để cùng xác định nhiệm vụ cần thực hiện : Thiết kế dụng cụ, và thực hiện ủ giá đỗ nhằm tạo nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho gia đình hằng ngày.
- Phân tích được tình huống và xác định nhiệm vụ cần thực hiện để ủ giá đỗ với các yêu cầu sau:
+ Giá đỗ sinh trưởng tốt, mầm giá to khỏe, chác, dài từ 7-10cm, thân trắng sữa, mầm lá vàng nhạt, rễ ngắn (1 cm).
+ Tạo ra sản phẩm đạt tỉ lệ: 150g đỗ xanh tạo ra 1,2 kg giá (1:8)
+ Dụng cụ, vật liệu ủ giá đỗ dễ kiếm, dễ sử dụng.
+ Quy trình đơn giản, dễ thực hiện.
+ Khả năng ứng dụng thực tế cao.
B. Nội dung dạy học
- GV nêu tình huống, phát biểu vấn đề về sử dụng giá đỗ, ủ giá đỗ bằng hóa chất gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người. Từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết là tạo ra thực phẩm sạch cần làm như thế nào? (dụng cụ, nguyên liệu, quy trình thực hiện…)
- HS: Thực hành khám phá cấu tạo hạt đỗ xanh
- HS đề xuất ra các ý tưởng có thể giải quyết vấn đề mà GV đưa ra. GV tổng hợp , đề xuất nhiệm vụ cụ thể của dự án.
- GV thông báo, phân tích, thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá sản phẩm giá đỗ sau khi hoàn thành.
- GV thống nhất với HS về tiến trình của dự án.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Các bộ phận cấu tạo của hạt đỗ xanh.
- Phiếu học tập được GV hd ghi nhận:
+ Nhiệm vụ cần thực hiện
+ Kế hoạch thực hiện: Những việc phải làm, phân công nhóm.
+ Hình thức liên lạc các thành viên nhóm, báo cáo tiến độ, kết quả thưởng xuyên với GV trong quá trình thực hiện.
D. Tiến trình dạy học cụ thể
 
 
Nội dung HĐ của HS HĐ của GV Công cụ hỗ trợ
Phân tích tình huống, phát biểu vấn đề cần giải quyết Xemvideo và làm phiếu học tập số 1 GV: Chiếu 1 đoạn video về tác dụng của giá đỗ và việc ủ giá đỗ không đảm bảo vệ sinh ATTP hiện nay và đặt vấn đề:
+ Chúng ta có thể tự ủ giá đỗ tại nhà được không?
+ Hạt đỗ có cấu tạo như thế nào? Bộ phận nào của hạt cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt đỗ trong quá trình nảy mầm Đẻ hạt nảy mầm tố cần những điều kiện gì?
Phiếu học tập số 1
Thí nghiệm khám phá cấu tạo hạt đỗ xanh - HS: Hoạt động theo nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
 
 
 
+ HS dự đoán cấu tạo của hạt đỗ, trình bày vào bảng kết quả của nhóm (Giấy A3)
+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm nhận xét lẫn nhau
 
- HS: Đặt câu hỏi tranh luận vấn đề: Dự đoán trong hạt đỗ có chứa chất gì? (Nước, tinh bột..)
 
 
HS: Có nhiều ý kiến (Quan sát, đã được ăn, làm thí nghiệm…)
 
 
HS: Nhận mẫu vật và tiến hành thí nghiệm theo nhóm đã phân công
- Vẽ lại hình, ghi chú thích các bộ phận bên trong của hạt
=> HS kết luận: Hạt đỗ xanh gồm vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng dự trữ
 
 
 
 
 
 
 
HS: Chỉ ra được các bộ phận của hạt phát triển thành các bộ phận của cây:
(Phôi phát triển thành lá mầm, thân, rễ. Mảnh nạc chứa chất dinh dưỡng nuôi cây)
- GV: Hỗ trợ chia nhóm HS
- GV: Đưa vài hạt đỗ xanh đã được ngâm nước, y.c hs quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Theo các em, trong hạt đỗ xanh có gì? Hạt đỗ có cấu tạo ntn?
+ Vẽ lại vào vở  bằng hình vẽ mô tả cấu tạo của hạt đỗ
 
 
 
 
 
- GV: Quan sát, lắng nghe, điều khiển HS trong quá trình tranh luận
 
 
 
 
GV: Để trả lời được các câu hỏi đó theo các em chúng ta phải làm gì?
 
 
GV Kết luận: Ta phải sử dụng pp thực nghiệm tách hạt đỗ để quan sát.
 
GV: Phát mẫu vật cho các nhóm
GV: Quan sát hs trong quá trình làm thí nghiệm
 
 
 
 
 
 
GV: Cho hs kiểm tra kết quả bằng cách chiếu 1 hình phóng to có chú thích về cấu tạo trong của hạt đỗ.
- GV: Cho hs xem video về sự nảy mầm của hạt đỗ và đưa ra câu hỏi:
Bộ phận nào của hạt phát triển thành các bộ phận của cây?
 
 
 
 
 
 
GV: Đưa ra yêu cầu….
- Hạt đỗ xanh đã ngâm nước
- Panh tách hạt
- Kính lúp
Thống nhất tiến trình dự án  
Nhận tiến trình thực hiện dự án từ giáo viên
Thống nhất thời gian thực hiện với GV
Ghi nhận thời gian thống nhất với GV vào bảng tiến trình
GV: Thông báo tiến trình thực hiện dự án cho hs tham klhaor (Bảng 1).
 
Cho HS thống nhất thời gian hợp lí
 
 
 
GV: Y.c HS lên ý tưởng thiết kế dụng cụ, quy trình ủ trên giấy A0 hoặc bản mềm trình chiếu để tổng hợp, báo cáo nhóm vào tiết học tiếp theo.
Bảng tiến trình dự án trong phiếu học tập
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Xem video về tác dụng của giá đỗ đối với sức khỏe con người và tình hình sản xuất giá đỗ bẩn trên thị trường hiện nay. E hãy cho biết:
1. Khi nào giá đỗ được xem là thực phẩm sạch?
2. Phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ ủ bằng hóa chất qua bảng sau:
 
 
Tiêu chí so sánh Giá đỗ sạch Giá đỗ ủ hóa chất
Màu sắc    
Kích thước    
Mầm giá    
Rễ giá    
Thân giá    
 
Bảng 1: VD tiến trình dự án
 
Hoạt động chính Thời lượng
HĐ 1: Phân tích ình huống thực tiễn “Ủ giá đỗ” Tiết 1: 45 phút
HĐ 2: Nghiên cứu kiến thức về các điều kiện cần cho hạt nảy mầm và thiết kế phương án tạo dụng cụ , quy trình ủ giá đỗ Tiết 2: 30 phút
HĐ 3: Báo cáo phương án tạo dụng cụ , quy trình ủ giá đỗ Tiết 2: 15 phút
HĐ 4: Thực hành ủ giá đỗ (HS tự làm ở nhà theo nhóm) 1 tuần
HĐ 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm Tiết 3: 45 phút
 
4.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
* Các điều kiện cần cho hạt nảy mầm và thiết kế phương án tạo dụng cụ , quy trình ủ giá đỗ (30 phút)
A. Yêu cầu cần đạt
Sau HĐ này, HS có khả năng:
- Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Thiết kế được TN chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Hình thành được ý tưởng lựa chọn dụng cụ, đề xuất quy trình ủ giá đỗ.
B. Nội dung dạy học
- GV: HD hs thiết kế dụng cụ thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
(Muốn cho hạt nảy mầm, ngoài chất lượng hạt giống còn cần có dduur độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp…)
- Đề xuất phương án ủ giá đỗ.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Bản thiết kế dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ.
D. Tiến trình dạy học cụ thể
 
Nội dung HĐ của HS HĐ của GV Công cụ hỗ trợ
XĐ kiến thức cần tìm hiểu  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dự đoán các điều kiện cần cho hạt nảy mầm (Độ ẩm, nhiệt độ, kk)
GV đặt vấn đề: gd bạn Nga sau khi thu hoạch quả đỗ xanh đem phơi, tách vỏ và thu hạt pơi khô, cất giữ hàng năm nhằm dự trữ thực phẩm hoặc làm giống cho vụ sau. Đến mùa gieo trồng, mẹ bạn Nga đem hạt đỗ gioongsra gieo, sau vài ngày hạt mọc thành cây tươi tốt. Vậy vì sao hạt giống để lâu trong trong chai, lọ đậy kín nắp thì k nảy mầm, còn khi đem gieo xuống đất thì hạt nảy mầm? Giấy A4, máy chiếu vật thể
Tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm HS thiết kế thí nghiệm (các TN chứng minh cho các giả thuyết của nhóm.
Nhóm 1: độ ẩm, nước
Nhóm 2: không khí.
Nhóm 3: Nhiệt độ
GV yêu cầu HS thiết kế thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
 
 
 
Sau khi HS thiết kế xong, GV chiếu thí nghiệm của GV (bảng 2) và y.cầu HS dự đoán kq là hạt ở cốc nào nảy mầm, hạt ở cốc nào k nảy mầm và đưa ra giải thích.
GV kết luận: Muốn cho hạt nảy mầm, ngoài chất lượng hạt giống còn cần các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp. 
Giấy A0, nam châm, máy chiếu
Đê xuất phương án thiết kế dụng cụ , quy trình ủ giá đỗ HS điều chỉnh bản đề xuất và chuẩn bị báo cáo nếu cần thiết (TB trên giấy hoặc bản mềm trình chiếu. GV: Yêu cầu HS đề xuất phương án ủ giá đỗ
+ Nguyên liệu
+ Dụng cụ
+Quy trình ủ.
 
 
Bảng 2: Kết quả TN chứng minh sự nảy mầm của hạt giống
 
Stt Điều kiện KQ quan sát Giải thích
Cốc 1 10 hạt giống được để khô Không nảy mầm Thiếu độ ẩm
Cốc 2 10 hạt giống được đổ ngập nước 1 vài hạt nảy mầm nhưng bị úng thối Thiếu không khí
Cốc 3 10 hạt giống được đặt trên bông ẩm để trong điều kiện thường hạt nảy mầm hết hoặc gần hết (tùy chất lương hạt giống) Đủ đk độ ẩm, không khí và nhiệt độ phù hợp
Cốc 4 10 hạt giống được đặt trên bông ẩm để trong ngăn mát của tủ lạnh thường Không nảy mầm Nhiệt độ không phù hợp
 
4.3. Hoạt động 3: Lựa chọn bản thiết kế
Báo cáo phương án thiết kế dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ -15 phút.
A. Yêu cầu cần đạt
- Mô tả được dụng cụ dùng để ủ giá đỗ
- Thể thích dựng cụ phù hợp với lượng đỗ cần làm, đạt lượng giá theo tỉ lệ 1:8 (1,5 lạng đỗ = 1,2 kg giá)
- Trình bày được cách sử dụng dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ
B. Nội dung dạy học
- HS báo cáo phương án sử dụng dựng cụ và quy trình ủ giá đỗ.
- GV hôc trợ HS trong quá trình báo cáo phương án bằng cách đặt câu hỏi , hỗ trợ thông tin bổ sung, về dụng cụ, cách ủ…
GV: nhắc lại yêu cầu cần đạt của sản phẩm
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt.
- Bản thiết kế dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ của học sinh (hoàn chỉnh)
D. Tiến trình dạy học
 
Nội dung HĐ của HS HĐ của GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ Báo cáo phương án sử dụng dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ của nhóm trước tập thể lớp.
- Nhóm hs khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm lắng nghe, ghi nhận ý kiến của nhóm bạn, GV, bổ sung vào phương án của nhóm mình => Lựa chọn phương án phù hợp nhất, tối ưu nhất
Cho HS báo cáo về dụng cụ, quy trình ủ giá của nhóm
 
- Gọi hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV: nhận xét hoạt động của mỗi nhóm
 
Tổng kết và dặn dò Ghi lại ý kiến đóng góp, thống nhất
 
 
Phân công các thành viên mang dụng cụ, nguyên liệu để tiến hành ủ ở nhà
Tiếp tục cho HS hoàn thiện phương án thiết kế
Thông báo cho HS ngày mang sản phẩm đến trưng bày
GV hỗ trợ hS nếu cần thiết (liên lạc với GV khi cần thiết).
 
Bảng 3: Tiêu chí đánh giá dụng cụ, quy trình ủ giá đỗ
 
Stt Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Nêu được đủ các bước ủ giá đỗ 10  
2 Mô tả rõ hành động, thao tác thực hiện các bước các bước 20  
3 Dụng cụ ủ giá đỗ đơn giản, tiết kiệm 10  
Tổng điểm 40  
4.4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
- Thực hành ủ giá đỗ 4 ngày (ở nhà).
A. Yêu cầu cần đạt
- Chế tạo được dụng cụ ủ giá đỗ phù hợp
- Ủ được giá đỗ theo quy trình đã đề xuất
- Điều chỉnh việc thực hiện, cách thức và tiến trình chế tạo cho phù hợp với vật lieeujddeer đạt hiệu quả.
B. Nội dung dạy học
HS tìm kiếm nguyên liệu để để tiến hành chế tạo dụng cụ ủ giá đỗ
- Sử dụng dụng cụ chế tạo ủ giá đỗ đúng quy trình
- Trong quá trình thử nghiệm, các nhóm quan sát, đánh giá, điều chỉnh (nếu cần).
- Chuẩn bị báo cáo ssanr phẩm trước lớp, chia sẻ những vấn đề gặp phải trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết và kết quả.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt.
- Mầm giá to, khỏe, chắc, dài từ 7-10cm, thân trắng sữa, mầm lá vàng nhạt, rễ ngắn. (1cm).
- Đáp ứng gần đúng tỉ lệ thành phẩm: 150g đỗ: 1,2 kg giá (1:8)
- Quy trình ủ giá sau khi điều chỉnh (nếu có).
- Video quay tiến trình thực hiện sản phẩm hoặc hình ảnh trong quá trình thực hiện sản phẩm.
D. Tiến trình dạy học
Nội dung HĐ của HS HĐ của GV Công cụ hỗ trợ
Thực hành chế tạo dụng cụ và ủ giá đỗ sạch - Tìm kiếm, lạ chọn nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm  để ủ giá.
- Thực hiện ủ giá theo quy trình đã thiết kế
- Rút kinh nghiệm, thử nghiệm, làm lại nếu sp chưa đạt yêu cầu.
GV: hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm ủ giá đỗ - Thông tin qua điện thoại, đến nhà hs
- Thiết bị quay phim, chụp ảnh (máy ảnh, điện thoại thông minh)
4.5. Trình bày sản phẩm và đánh giá
- Trình bày sản phẩm, đánh giá, nhận xét, đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm (45 phút).
A. Yêu cầu cần đạt
- Sau hoạt động này HS có khả năng:
+ Ghi chép kết quả làm việc của nhóm 1 cách chính zxacs, có hệ thống.
+ TB sản phẩm giá đỗ và 1 vài món ăn ngon, bổ dưỡng được chế biến từ giá đỗ sạch tại lớp.
+ Giải thích được sự thành công hay thất bại của sản phẩm trong quá trình thực hiện.
+ Đánh giá sản phẩm của nhóm khác, tự đánh giá nhóm mình về quá trình làm việc, thiết kế sản phẩm và thử nghiệm đạt kết quả.
+ Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm của nhóm và của nhóm khác.
B. Nội dung dạy học
GV nêu các yêu cầu của bài trình bày:
- Nội dung trình bày: Mô tả sản phẩm, các bước, điều kiện cụ thể, trong từng bước để làm ra sản phẩm đó. Những thay đổi so với để xuất ban đầu, lí do.
- Thời lượng báo cáo: 5-7 phút.
- Các nhóm khác: Nghenhóm bạn Tbay sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, nêu câu hỏi liên quan về quy trình làm giá đỗ sạch (nếu có).
- HS giải thích sự thành công hay thất bại và đề xuất các phương án cải tiến.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt.
- Bản đề xuất cải tiến dụng cụ, quy trình ủ giá (nếu có).
D. Tiến trình dạy học
Nội dung HĐ của HS HĐ của GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo SP của các nhóm Báo cáo quá trình ủ giá đỗ sạch tại nhà của nhóm (có hình ảnh, video hoạt động của nhóm).
- Trưng bày sản phẩm, giá thành phẩm và 1 số món ăn được chế biến từ giá đỗ sạch
- Lắng nghe nhận xét từ nhóm bạn, GV
- Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của GV, nhóm khác về kiến thức đã thu thập, kĩ năng đã rèn luyện được trong quá trình thực hiện 1 chủ đề STEM.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thực hiện
 
 
 
- Phân chia khu vực cho các nhóm trưng bày
 
 
- Chủ trì trong hoạt động nhận xét, đánh giá của các nhóm.
 
- Đặt câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức liên quan đến chủ đề thực hiện
- Câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng khi thực hiện chủ đề.
Tổng kết, đánh giá dự án của lớp - Lắng nghe nhận xét của Gv
- Tổng kết chủ đề
- Phát triển, mở rộng mô hình thực hiện.
- Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm hs
- Tổng kết kiến thức của chủ đề trong chính môn học: Cấu tạo của hạt, điều kiện cho hạt nảy mầm, hô hấp.
 
 
 

Tác giả: Tổ Hóa - Sinh

Nguồn tin: Trường THCS Tân Bình, thành phố Điện Biên Phủ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây