CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022

Thứ hai - 25/02/2019 19:26
Trường THCS Tân Bình được thành lập từ ngày 07 – 6 – 1995 trên cơ sở chia tách từ trường THCS Mường Thanh – thành phố Điện Biên phủ - tỉnh Điện Biên. Nhà trường được xậy dựng trên diện tích 6.500.m2 thuộc địa bàn tổ dân phố 13- phường Tân Thanh – thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố Điện Biên Phủ và của tỉnh Điện Biên.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ GIAI ĐOẠN 2017 – 2022
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
GIAI ĐOẠN 2017 – 2022
 
MỞ ĐẦU
 
  1. Giới thiệu khái quát
Trường THCS Tân Bình được thành lập từ ngày 07 – 6 – 1995 trên cơ sở chia tách từ trường THCS Mường Thanh – thành phố Điện Biên phủ - tỉnh Điện Biên.
Nhà trường được xậy dựng trên diện tích 6.500.m2 thuộc  địa bàn tổ dân phố 13- phường Tân Thanh – thành phố Điện Biên Phủ là  trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố Điện Biên Phủ và của tỉnh Điện Biên.
Trường THCS Tân Bình chịu sự lãnh đạo, quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên, chức năng nhiệm vụ chính của nhà trường là giáo dục và đào tạo học sinh THCS trên địa bàn phường. Sau 24 năm trưởng thành và  phát triển nhà trường đã từng bước góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương nói riêng và thành phố Điện Biên Phủ nói chung.
  1. Các căn cứ xây dựng chiến lược
- Các văn bản chỉ đạo của cấp trên
- Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh
- Số liệu điều tra phổ cập GDTHCS và quy mô phát triển của nhà trường.
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của phường Tân Thanh – thành phố Điện Biên phủ - tỉnh Điện Biên.
PHẦN I
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG
  1. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh.
1.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV: 50 ( Trong đó nữ:  42 chiếm  84%)
  1. Ban giám hiệu: 03 ( Trong đó nữ : 02  chiếm 67%)
Họ và tên Chức vụ Trình độ Chuyên môn
Phạm Sỹ Quý Hiệu trưởng Đại học Ngữ Văn
Đào Thị Bích Liên P. Hiệu trưởng Đại học Ngữ Văn
Phạm Thị Hạnh P. Hiệu trưởng Đại học Toán
b. Giáo Viên: 42 ( Trong đó nữ : 37 chiếm  88%)
  • Trình độ đào tạo:
+ Đại học 33 đ/c ( Trong đó nữ : 28 chiếm  85 %)
+  Cao Đẳng  9 đ/c ( Trong đó nữ : 9 chiếm  100%)
  • Cơ cấu theo tổ chuyên môn:
STT Tổ chuyên môn Tổng số Giáo viên giỏi cấp tỉnh Giáo viên giỏi TP
1 Văn - Sử - Thể dục 14 2 4
2 Toán - Lý 15 3 4
3 Sinh – Hóa – Địa – Ngoại ngữ 16 2 6
c, Nhân viên: 05 đ/c trong đó: ( Kế toán 01, Văn thư 01, Y tế 01, Bảo vệ 02)
 
 
1
 
Tổ Văn Phòng
Tổng số Nhân viên Nữ Tỷ lệ NV Nữ
05 03 60%
  1. Quy Mô trường Lớp:
Khối 6 7 8 9 Toàn Trường
TS Lớp 4 4 5 6 19
TS HS 144 133 185 218 680
Dân tộc 15 5 16 19 55
Khuyết tật 0 2 2 1 5
 
  1. Đánh giá về thực trạng nhà trường
  1. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường
* Thuận lợi
- Trường có bề dày truyền thống dạy học, luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp và đặc biệt là phòng GD thành phố Điện Biên Phủ quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
- Trường đóng trên địa bàn của một phường trung tâm thành phố nên chất lượng đầu vào có ưu thế thuận lợi hơn so với các trường khác. Mặt khác, phần lớn các em có bố mẹ là cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có điều kiện kinh tế ổn định và có sự quan tâm tốt tới giáo dục nói chung và việc học tập của học sinh nói riêng.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ của nhà trường có thâm niên công tác, có nhiều kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy, có chất lượng chuyên môn tốt, được Sở GD&ĐT, Phòng GD thành phố Điện Biên Phủ và các đồng nghiệp đánh giá cao.
- Trình độ đội ngũ 100% đạt chuẩn (trong đó: 33/42 trên chuẩn)
- Nhà trường có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Nhận thức của xã hội về công tác giáo dục đã có bước chuyển biến rõ rệt: phong trào giáo dục và mọi hoạt động của nhà trường được sự đồng thuận và khích lệ, tạo điều kiện của phụ huynh học sinh, của các tổ chức xã hội và các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Đặc biệt, việc triển khai cuộc vận động Hai không của nhà trường đã tạo ra tâm lý tin tưởng của dư luận xã hội.
* Khó khăn
- Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, ở một số ít bộ môn nhà trường còn thiếu nòng cốt.
- 95% giáo viên nhà trường là nữ, điều kiện công tác ít nhiều có ảnh hưởng. Độ tuổi trung bình của giáo viên nhà trường vào loại coa, sức khỏe hạn chế. Đây cũng là một trong những khó khăn thử thách của nhà trường trong việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đối tượng học sinh nhà trường đa số là con em các gia đình có điều kiện, song cũng còn một bộ phận là con em của các gia đình kinh doanh, buôn bán, có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh miền xuôi. Bộ phận học sinh này chưa được sự quan tâm đúng mức của gia đình vì thế ý thức rèn luyện đạo đức và chất lượng học tập giảm sút.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin trong thời đại hiện nay cũng tác động tiêu cực tới một bộ phận học sinh có ý thức học tập yếu, thường sa vào các trò chơi điện tử, sao nhãng công việc học tập.
b. Những mặt mạnh
          - Về công tác quản lý của Ban giám hiệu: Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng được kế hoạch hoạt động của từng người theo sự phân công công tác. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có quy trình, có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Nắm vững tình hình chất lượng đội ngũ, Ban giám hiệu đã bố trí, phân công, sử dụng nhân lực hợp lý; động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quản lý tốt cơ sở vật chất, nguồn vốn của nhà trường. Hàng năm, đã kịp thời kiện toàn bộ máy hoạt động ngay từ đầu năm học, thực hiện tốt công tác quản lí nội bộ.
- Về đội ngũ giáo viên: Tập thể giáo viên nhà trường có tinh thần đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, yêu người, yêu nghề, có ý thức vươn lên về mọi mặt. Nhà trường có một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có  một số đội ngũ giáo viên nòng cốt về công tác chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông và các hoạt động giáo dục khác. Tập thể Hội đồng giáo dục nhà trường luôn có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do nghành phát động. Mối quan hệ với các lực lượng giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ.
- Về học sinh: đa số học sinh nhà trường ngoan ngoãn, có ý thức chấp hành nội quy kỷ luật học tập, có tinh thần hiếu học, cầu tiến. Chất lượng học tập ngày một ổn định đi vào chiều sâu.
c. Những mặt còn hạn chế
Về công tác quản lý của Ban giám hiệu
- Công việc đánh giá giáo viên còn mang tính động viên, thiếu kiên quyết.
-  Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ chưa được tiến hành một cách bài bản.
- Xử lý vi phạm chưa cương quyết, chưa giám sát đầy đủ các hoạt động của giáo viên.
 
Về giáo viên
- Một số giáo viên do tuổi cao, ngại đổi mới phương pháp, chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác giảng dạy.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa thật sự thường xuyên đều khắp.
Về học sinh
Chất lượng đạo đức học sinh chưa thật sự cao, hiện tượng học sinh vi phạm nội quy vẫn xảy ra, còn một bộ phận chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, còn chây lười, thiếu tự giác.
  1. Môi trường bên ngoài
Thời cơ
-  Đất nước ta đang hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang từng bước thực hiện cuộc các mạng 4.0 . kinh tế phát triển khá bền vững, tình hình an ninh quốc phòng được đảm bảo và giữ vững.
- Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ, sự động viên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, của phụ huynh học sinh. Trường được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường đủ sức đảm nhiệm công việc trong giai đoạn mới. Các em học sinh của trường ngày một nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nhiệm vụ của bản thân, ý thức tu dưỡng và kết quả học tập ngày một nâng cao.
- Đứng trước tình hình nhiệm vụ của đất nước, các yêu cầu đổi mới của giáo dục đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, các em học sinh cần hoàn thiện mình để có đủ năng lực công tác mà xã hội đòi hỏi để nhà trường xứng đáng là một địa chỉ tin cậy của giáo dục thành phố Điện Biên Phủ.
Thách thức
- Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đang làm cho khoảng cách kinh tế tri thức ngày càng lớn giữa Việt Nam và thế giới những giá trị văn hóa lối sống xa lạ đang làm xói mòn bản sắc dân tộc.
- Sự phân hóa xã hội ngày càng tăng là nguyên nhân tăng tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và đối tượng người học.
  1. Đánh giá chung
Mặc dù còn một số khó khăn và hạn chế, song nhìn chung trường THCS Tân Bình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình đã có nhiều thuận lợi cơ bản: được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên, được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và của phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm nhà trường có đủ sức thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức cho học sinh.
 
 
                                                     PHẦN II.
                                       SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
  1. Sứ mạng: Tạo dựng môi trường học tập thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát huy phẩm chất năng lực  bản thân.
 
  1. Tầm nhìn: Là một trong những trường THCS hàng đầu của thành phố Điện Biên Phủ mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện.
 
 
 
  1. Hệ thống các giá trị cơ bản cần giáo dục học sinh:
Tính đoàn kết              Lòng nhân ái             Tinh thần trách nhiệm
Lòng tự trọng             Tính trung thực         Sự hợp tác
Tính sáng tạo              Khát vọng vươn lên   Tự khẳng định bản thân
 
                                                            PHẦN III.
             MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
                                                    NHÀ TRƯỜNG
 
  1. Mục tiêu tổng quát (giai đoạn 2017 – 2022)
- Xây dựng nhà trường có chất lượng tốt, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia , chuẩn bị các điều kiện để  thực hiện tốt chương trình phổ thông tổng thể.
- Chú trọng phát triển toàn diên cho người học, bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
  1. Các mục tiêu và các chỉ tiêu thực hiện cụ thể
  1. Mục tiêu tổ chức các hoạt động dạy học
- Chất lượng bài giảng: hầu hết các tiết dạy đều ứng dụng CNTT; 100% các tiết dạy đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, sát đối tượng học sinh.
- Chất lượng hồ sơ chuyên môn: 100% giáo viên có đủ các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định, được xếp loại từ khá trở lên.
- Kiểm tra đánh giá học sinh: 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá theo văn bản hướng dẫn. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá, đảm bảo đúng chuẩn, sát đối tượng.
- Quản lí dạy học 2 buổi / ngày: thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
  1. Mục tiêu tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện
- Tổ chức nghiêm túc, đúng văn bản chỉ đạo việc học tập các bộ môn văn hóa. Đảm bảo đúng chương trình, thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy.
- Tổ chức đầy đủ, có chất lượng các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh. Thực hiện công bằng, khách quan trong đánh giá nhằm thúc đẩy, động viên người học.
3.  Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức
- Quản chặt chẽ đội ngũ và đánh giá chính xác, khách quan năng lực và thành tích đã đạt được của đội ngũ.
- Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ viên chức tham gia học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Đến năm 2022 nhà trường có 10 % giáo viên có  trình độ thạc sỹ, 90 % giáo viên có trình độ đại học;  100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ đại học và trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, CSVC – TB
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp trên, tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, phấn đấu đến năm 2022 nhà trường có bể bơi, và nhà tập luyện TDTT cho học sinh.
- Làm tốt công tác xã hội giáo dục để tạo điều kiện cho việc nâng cao các tiêu chí phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn tiếp theo.
  1. Mục tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục và tự kiểm điểm chất lượng giáo dục:
- 100% giáo viên có ý thức trong việc nâng cao chất lượng công tác.
- 95% giáo viên được xếp loại chuyên môn từ khá trở lên. Trong đó có 60% đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.
- 100% giáo viên đạt giáo viên THCS Hạng II
- Chất lượng học sinh
Học tập
+ Năm 2019 – 2020  học sinh khá, giỏi  trên  60%.
+ Từ năm 2022 trở đi học sinh khá, giỏi ổn định trên  65%.
+ Tỷ lệ học sinh yếu  - kém không quá 4%.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS 98%
+ Thi đỗ vào các trường THPT chuyên trong tỉnh duy trì: 35% trở lên
+ Học sinh giỏi cấp thành phố: 15%
+ Học sinh giỏi cấp tỉnh: 11%
Đạo đức
+ Học sinh có hạnh kiểm khá tốt: 85% trở lên đến năm 2019 đạo đức khá tốt trên 90% và đến năm 2022 đạo đức khá tốt trên 98%; Học sinh xếp loại đạo đức yếu dưới 1%.
+ Được trang bị những kĩ năng cơ bản khi tham gia các hoạt động xã hội.
  1. Mục tiêu về xây dựng quan hệ nhà trường  - gia đình – xã hội
Nhà trường phối kết hợp tốt với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
  1. Mục tiêu về xây dựng môi trường giáo dục
+ Duy trì môi trường  giáo dục thân thiện, học sinh tích cực
+ Trường học không có tệ nạn xã hội.
  1. Mục tiêu về tổ chức bộ máy và điều hành các hoạt động nhà trường
* Giáo viên: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 50. Trong đó
+ Ban giám hiệu: 03
+ Giáo viên: 42 (cơ cấu đủ các bộ môn văn hóa)
+ Nhân viên phục vụ: 05
+ Ba tổ chuyên môn: Toán lí; Văn sử; Sinh hóa địa
+ Đủ cán bộ phụ trách thư viện, thí nghiệm, tổng phụ trách đội theo quy định
* Học sinh
Năm học 2019 – 2020: Số học sinh  680 học sinh được chia làm 19 lớp. Đến năm học 2020 – 2022: Số học sinh khoảng trên 700 em được chia làm 19 lớp
  1. Các giải pháp chiến lược.
- Nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.
- Huy động nguồn lực tài chính và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật;
- Ứng dụng CNTT và truyền thông
- Đẩy mạnh các thông tin xây dựng thương hiệu nhà trường;
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với cộng đồng
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý đủ sức gánh vác nhiệm vụ ngày một cao hơn.
 
                                                           PHẦN IV
                     CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC
  1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục về đức dục, trí dục, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Với quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh được chủ động trong việc tiếp thu tri thức, được bày tỏ và trao đổi ý kiến; gióa viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn cho học sinh
  1. Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ phẩm chất chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề dạy học, không ngừng học tập để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đủ sức đáp ứng với tình hình phát triển của xã hội. Đoàn kết, tâm huyết gắn bó với nhà trường, hợp tác cùng nhau tiến bộ.
  1. Xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới. Bảo quản và sử dụng hợp lý.
Các hạng mục công trình cần được xây dựng trong giai đoạn 2017 – 2022
Năm học 2017 – 2020:
- Xây dựng bể bơi 120 m2.
- Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn do phòng giáo dục và đào tạo thành phố đầu tư.
  Năm học 2020 – 2022:
- Xây dựng  nhà tập luyện và thi đấu TDTT  400m2 bằng nguồn vốn do phòng giáo dục đầu tư.
  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong giảng dạy các phòng học đều có máy chiếu đa năng để góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về CNTT.
  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, chăm lo đời sống đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Huy động được nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển giáo dục tại địa phương.
 
                                                             PHẦN V
                                 TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT
 
  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Nhà trường tiến hành phổ biến kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017 – 2022 tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường để cùng thực hiện.
  1. Lộ trình triển khai thực hiện kế hoạch
- Giai đoạn 1: Từ 2017 đến 2019 nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập phát triển phẩm chất năng lực người học.
- Giai đoạn 2: Từ 2019 đến 2020 thực hiện chương trình đổi mới theo hướng phát triển toàn diện cho người học.
- Giai đoạn 3: Từ 2020 đến 2022 hoàn thành sứ mệnh tạo dựng môi trường học tập đáp ứng nhu cầu người học.
  1. Phân công tổ chức thực hiện kế hoạch
- Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thông báo đến chính quyền địa phương, các đoàn thể, báo cáo về lãnh đạo Nghành để có sự hỗ trợ cho kế hoạch phát triển. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch, có những đề xuất kịp thòi để điều chỉnh kế hoạch phát triển.
- Đối với phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp bổ sung vào kế hoạch (nếu có).
- Đối với các tổ chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, có kiểm tra đánh giá việc thưc hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch phát triển.
- Đối với các đoàn thể trong nhà trường: Đôn đốc nhắc nhở các bộ phận thực hiện kế hoạch, tham mưu với Ban Chỉ đạo thực hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch từng năm học để xây dựng kế hoạch công tác cho từng bộ phận. Đánh giá việc thực hiện từng giai đoạn có rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp bổ sung trong kế hoạch để đạt kết quả cao nhất.
 4 . Kết luận
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của các cấp các nghành, của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Điện Biên Phủ, Đảng ủy, HĐND, UBND Phường Tân Thanh đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao và sự giúp đỡ của Phòng GD&ĐT Thành phố Điện Biên Phủ. Sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, là điều kiện vô cùng thuận lợi để tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường phấn đấu đạt được kế hoạch chiến lược đã đề ra.
5. Kiến nghị
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Điện Biên Phủ
- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao việc thưc hiện kế hoạch chiến lược của nhà trường.
- Tăng cường đầu tư giáo viên cho nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,  đảm bảo về chất lượng chuyên môn.
- Tăng cường đầu tư các hạng mục công trình còn thiếu nhằm giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017 – 2022

Nguồn tin: Trường THCS Tân Bình, thành phố Điện Biên Phủ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây