CHỦ ĐỀ NGHE NHỊP ĐẬP TRÁI TIM

Thứ tư - 14/04/2021 04:43
HS đề xuất các ý tưởng để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra. GV tổng hợp và giới thiệu cụ thể nhiệm vụ dự án.
Nhiệm vụ đi kèm với các điều kiện thực tiễn được GV nêu rõ: giúp tai nghe được các âm thanh nhỏ như tiếng tim đập, tiếng phổi, ... mà không cần áp sát tại vào cơ thể.
GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá khả năng dẫn truyền âm thanh, khuếch đại âm thanh của dụng cụ sau khi hoàn thiện.
Ảnh. Nguyễn Quyết Thắng
Ảnh. Nguyễn Quyết Thắng
Chủ đề 4
CHỦ ĐỀ NGHE NHỊP ĐẬP TRÁI TIM
1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
• Địa điểm tổ chức: Lớp học và phòng thực hành Vật lí, Sinh học
• Thời gian thực hiện: 4 tiết
• Kiến thức khoa học trong chủ đề
Kiến thức mới Kiến thức đã biết Kiến thức liên quan
- Môi trường truyền âm (Bài 17, KHTN 7).
- Sự phản xạ âm (Bài 17,
KHTN 7).
- Độ to của âm (Bài
16, KHTN 7).

 
- Đo chiều dài (Bài 2, KHTN 6).
- Cơ quan phân tích thính
giác (Bài 28, KHTN 7).
• Vấn đề thực tiễn
Làm thế nào để ta có thể nghe và cảm nhận được những âm thanh thật nhỏ nhẹ phát ra như tiếng tim đập, tiếng thở, ...?
2. MỤC TIÊU
2.1. Phẩm chất
Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm bản thân trong quá trình làm việc nhóm, thiết kế chế tạo dụng cụ.
- Có thói quen chăm sóc sức khỏe tại mũi họng.
- Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch dự án hợp lí, khoa học. 
2.2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Phân tích được tình huống và phát biểu vấn đề cần thiết kế dụng cụ truyền âm.
Xác định kiến thức về sự truyền âm qua các môi trường.
Đề xuất giải pháp, thiết kế bản vẽ dụng cụ truyền âm.
- Thực hiện chế tạo thành công dụng cụ truyền âm.
Đánh giá được sản phẩm, quá trình thực hiện và đề xuất ý tưởng cải tiến dụng cụ truyền âm.
2.3. Năng lực đặc thù
Năng lực thuộc lĩnh vực STEM
Phát biểu được môi trường truyền được âm, môi trường không truyền được âm.
So sánh được vận tốc truyền âm qua các môi trường.
Mô tả được cấu tạo và chức năng phân tích thính giác của tai người.
Lập được quy trình thực hiện, chế tạo ống nghe bác sĩ từ các vật liệu đơn giản.
Sử dụng tốt các dụng cụ kéo, dao, các loại keo dán phù hợp với chất liệu.
Tính toán, đo độ dài của ống dẫn âm thanh.
Nhận biết và vận dụng được mối liên hệ giữa độ to của âm và khoảng cách truyền âm để tính toán độ dài phù hợp.
3. THIẾT BỊ
- Phương tiện dạy học: bảng, máy tính, máy chiếu.
Thí nghiệm tìm hiểu sự truyền âm qua các môi trường.
Mô hình cấu tạo và chức năng phân tích thính giác của tại.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề
Phân tích tình huống thực tiễn “thiết kế dụng cụ dẫn truyền âm thanh”
A. Yêu cầu cần đạt
Thảo luận để cùng xác định nhiệm vụ cần thực hiện dụng cụ dẫn truyền âm thanh hỗ trợ nghe âm thanh nhỏ.
Phân tích được tình huống và xác định nhiệm vụ cần thực hiện là tiến hành thiết kế một dụng cụ dẫn truyền âm thanh cho tới người với các yêu cầu sau:
a. Giúp tai nghe được các âm thanh nhỏ (nhịp tim) mà không phải áp tai;
b. Sử dụng chất liệu sáng tạo, mới lạ và thân thiện với sức khỏe con người;
c. Thiết kế đẹp, gọn gàng, dễ sử dụng;
d. Khả năng ứng dụng thực tế cao.
B. Nội dung dạy học
HS đề xuất các ý tưởng để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra. GV tổng hợp và giới thiệu cụ thể nhiệm vụ dự án.
Nhiệm vụ đi kèm với các điều kiện thực tiễn được GV nêu rõ: giúp tai nghe được các âm thanh nhỏ như tiếng tim đập, tiếng phổi, ... mà không cần áp sát tại vào cơ thể.
GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá khả năng dẫn truyền âm thanh, khuếch đại âm thanh của dụng cụ sau khi hoàn thiện.
- GV thống nhất với HS về tiến trình dự án
- HS quan sát, lắng nghe thí ngiệm cùng GV về các môi trường truyền âm
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Phiếu học tập được GV hướng dẫn ghi nhận
+ Nhiệm vụ cần thực hiện
+ kế hoạch thực hiện: Những việc phải làm và phân công công việc trong nhóm
+ Hình thức liên lạc, báo cáo thường xuyên với GV trong quá trình hoạt động nhóm
D. Tiến trình dạy học cụ thể
- Phiếu giao việc 1. Dùng đồng hồ bấm giây, tai nghe bác sĩ hoặc áp sát đếm nhịp tim của các thành viên trong các trường hợp sau:
Trạng thái Thành viên Số nhịp tim Ghi chú
Nghỉ ngơi 1.............................. Nam/nữ .....
....................................................
....................................................
   
Ngồi học 1.............................. Nam/nữ .....
....................................................
....................................................
   
Sau khi chơi thể thao 1.............................. Nam/nữ .....
....................................................
....................................................
   
Lúc hồi hộp lo lắng 1.............................. Nam/nữ .....
....................................................
....................................................
   
- Lên lớp
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
  Các nhóm báo cáo phiếu giao việc 1 - Gợi ý những khó khăn khi dùng tai nghe y tế hoặc tự đặt tay lên ngực trái đẻ nghe nhịp tim Tai nghe y tế, đồng hồ mấm giây
Hoạt động nhóm, phân tích tình huống theo gợi ý và phát biểu nhiệm vụ đặt ra
- Lắng nghe các gợi ý từ GV để phân tích, trả lời các câu hỏi, phát biểu vấn dề trong phiếu học tập
- Các thành viên trong nhóm ghi lại phân tích của nhóm mình trong phiếu học tập cá nhân
- Gợi ý cho học sinh phân tích tình huống bằng câu hỏi:
+ Càng ra xa thì âm nghe được thay đổi thế nào ?
+ Có thể ở xa mà vẫn nghe được âm thanh nhỏ không
+ Có thể chế tạo một dụng cụ giúp truyền âm thanh đến tai một cách rõ ràng hay không ?
 
Thống nhất


 
Ý kiến học sinh Khó khăn trong quá trình nghe nhịp tim  
4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền
Nghiên cứu kiến thức nền về môi trường truyền âm, tốc độ truyền âm trong các môi trường
A. Yêu cầu cần đạt
Liệt kê được các môi trường truyền được âm, môi trường không truyền được âm.
So sánh được vận tốc truyền âm trong các môi trườngkhác nhau.
Lựa chọn được vật liệu dẫn truyền âm thanh cho dụng cụ dẫn truyền âm thanh.
B. Nội dung dạy học
GV thực hiện thí nghiệm biểu diễn cho HS lắng nghe về sự truyền âm qua các môi trường.
HS đọc SGK, tìm hiểu tài liệu để so sánh tốc độ truyền âm qua các môi trường.
* Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.
* Âm không thể truyền qua chân không.
* Âm truyền trong chất rắn tốt hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng tốt hơn trong chất khí. Trong chất rắn, âm truyền đi xa hơn.
* Càng ra xa nguồn âm thì độ to của âm càng giảm đi.
  1. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Phiếu học tâp trình bày kiến thức nền vừa tìm hiểu
  1. Tiến trình dạy học cụ thể
- Phiếu giao việc 2: Nhiệm vụ 2, cá nhân đọc nội dung bài 25 sách KHTN 7, Bài 28 sách KHTN 7, bài 17 KHTN 7
- Lên lớp
Nội dung Hoạt động Hs Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Xác định kiến thức cần tìm hiểu - Xuất phát từ tình huống đặt ra, xác định kiến thức cần học
- Lắng nghe hỗ trợ bằng câu hỏi, hình ảnh...từ GV để xác định kiến thức
- GV cho học sinh xác định kiến thức cần tìm hiểu
- Hỗ trợ HS bằng những câu hỏi gợi ý xác định kiến thưc
- Không
Thí nghiệm tìm hiểu sự truyền âm - Lắng nghe thông báo đặt vấn đề từi GV.
- Quan sát dụng cụ thí nghiệm ghi nhận lại những thao tác, dụng cụ trong thí nghiệm .
- Chú ý những điều cần quan sát, lắng nghe để kịp thời ghi nhận vào phiếu học tập sau khi quan sát thí nghiệm của GV.
- Lắng nghe âm thanh, quan sát quả cầu như yêu cầu ban đầu.
- Trả lời về kết quả thú nghiệm.
- Tổng kết thí nghiệm rút ra kiến thức nền cần tìm hiểu
- Lắng nghe và chính xác hóa lại câu trả lời bài ghi chép của mình.
- Quan sát mô hình đọc tài liệu và phân tích, ghi nhận lại cấu tạo màng nhĩ và chức năng của nó trong tai.
- GV thông báo vấn đề thí nghiệm 1: Không khí có truyền được âm thanh không?
- Lắp đặt, giới thiệu dụng cụ thí nghiệm (thí nghiệm sự truyền âm qua chất khí – Vật lí 7).
- Thông báo cho HS những điều kiện cần lắng nghe và quan sát trong thí nghiệm: Quan sát biên độ dao động của hai quả cầu.
- Thực hiện thí nghiêm.
- Cho HS nhận xét về sự dao động và biên độ của hai quả cầu.
- Đặt câu hỏi: Âm thanh có truyền được trong chất khí hay không?
Âm truyền đi càng xa nguồn âm, độ to của âm thay đổi như thế nào?
- Trả lời câu hỏi và tổng kết kiến thức qua thí nghiệm cho học sinh
- Giới thiệu về mô hình tai người và chức năng của màng nhĩ trong tai.
- Dụng cụ thí nghệm sự truyền âm trong chất khí/
- Phiếu học tập cho HS ghi chép kiến thức cần học/
- Mô hình cấu tạo tai người
Đọc SGK, tài liệu tìm hiểu về tốc độ truyền âm - Tiếp nhận vấn đề cần tìm hiểu.
- Hoạt động nhóm đọc SGK, tài liệu hướng dẫn so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường.
- Phát biểu và ghi chép kiến thức vừa tìm hiểu trong SGK và tài liệu hướng dẫn
- Đặt vấn đề: Tốc độ truyền âm trong các môi trường này có giống nhau không?
- Cho HS hoạt động nhóm, đọc tài kiệu so sánh tốc độ truyền âm.
- Cho HS phát biểu, so sánh tốc dộ truyền âm trong các môi trường.
- Ghi chép nội diung kiến thức so sánh tốc độ truyền âm qua các môi trường
- Bảng liệt kê vận tốc truyền âm một số môi trường
Thông báo nội dung tìm hiểu ở nhà - Ghi chép nội dung được yêu cầu tìm hiểu.
- Đặt câu hỏi về nội dung, hình thức báo cáo và thao tác tìm hiểu thông tin trình bày.
- Ghi chú cách thức liên lạc để nhận hôc trợ từ GV.
- Thông báo yêu cầu HS tìm hiểu ở nhà về cấu tạo đặc điểm của tai người và các chất bị dẫn truyền âm.
- Hướng dẫn HS cách trình bày. cách liên lạc để nhận hỗ trợ từ GV
- Hình thức liên lạc với GV.
- Mô hình cấu tạo trong tai người.
 
4.3. Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế
Báo cáo kiến thức tìm hiểu về phương án dẫn truyền âm thanh để đề xuất giải pháp dụng cụ truyền âm
  1. Yêu cầu cần đạt
  2. Sau hoạt động này Hs có khả năng :
Giới thiệu được nguyên tắc hoạt động của các thiết bị dẫn truyền âm tghanh.
  • Phân tích được ưu nhược điểm của những phương pháp dẫn truyền âm thanh, tăng cường thính lực đang sử dung.
  • Đề xuất phương án thiết kế dụng cụ hỗ trợ nghe cho tai người.
  • Thiết kế mô hình, bản vẽ dụng cụ truyền âm thanh hỗ trợ tai.
  1. Nội dung dạy học
  • Trong 20 phút đầu Hs trình bày báo cáo về tác dụng cụ dẫn truyền âm thanh đang sử dụng trong cuộc sống. Phân tích ưu nhược điểm của những dụng cụ đang cpos và xem xét học hỏi phương án chế tạo từ các vật liệu sáng tao.
  • Trong 20 phút sau của buổi học Hs tiến hành làm việc nhóm thực hiện thiết kế ý tưởng tìm kiếm vật liệu mới cũng như cách chế tạo dụng cụ dẫn truyền âm thanh tăng cường khả năng nghe cho tai.
  • GV hỗ trợ Hs trong quá trình tìm hiểu giải pháp đang có cũng như hình thành thiết kế giải pháp, vật liệu mới qua việc đặt câu hỏi. hỗ trợ thông tin bổ sung, mô hình mẫu vật dụng cụ truyền âm thanh..
  • GV nhắc lại yêu cầu từ dụng cụ dqanx truyền âm thanh dùng để nghe âm thanh nhỏ bằng tai thường mà không cần áp sát tai vào người để Hs không chế tạo sai sản phẩm của chủ đề.
C. Dự kiến sản phẩm đáo án yêu cầu cần đạt
- Bài thiu hoạch tìm hiểu về cấu tạo chức năng của tai, trình bày sơ lược nhận xét ưu nhược điểm của các dụng cụ dẫn truyền âm thanh đang có.
- Bản thiết kế sơ bộ dụng cụ dẫn truyền âm thanh của Hs.
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động của Hs Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo thiết kế đã lựa chọn ở nhà - Chuẩn bị báo cáo.
- Báo cáo sản phẩm ở nhà của nhóm mình.
- Đặt câu hỏi cho nhóm trình bày về cấu tạo của tai ngoài, về các dunhgj cụ dẫn truyền âm thanh mà nhóm đã tìm được.
- Lắng nghe tổng kết của GV và ghi chú lại những điểm cần lưu ý.
- Nêu lại nội dung trình bày.
- Tổ chức nhóm Hs báo cáo sản phẩm.
- Cho Hs đặt câu hỏi, so sánh nhược điểm của các laoij dụng cụ dẫn truyền âm thanh.
- Tổng kết đánh giá phần trình bày của Hs.
- Hỗ trợ Hs rút ra nguyên tắc chung và lưu ý của các dụng cụ này.
Mô hình cấu tạo tai
Thiết kế chế tạo dụng cụ truyền dẫn truyền âm thanh - lắng nghe yêu cầu chế tạo.
- Thống nhất tiêu chí đánh giá thiết kế.
- Thực hiện thiết kế bản vẽ, phương án chế tạo
- Thống nhất yêu cầu cần đạt của bản thiết kế với Hs.
- Cho Hs thực hiện thiết kế bản vẽ và phuuwong án chế tạo.
- Giấy A0 cho Hs thực hiện thiết kế bản vé.
Tổng kết và dặn dò - Dừng hoạt động, tổng kết, ghi nhận lại ý kiến.
- Phân công thành viên mang dụng cụ, nguyên vati liệu để tiến hành chế tạo, thi công lắp đặt trong tiết học sau.
- Dặn dò Hs tiếp tục hoàn thiện phương án thiết kế. – Thông báo Hs mang dụng cụ để chế tạo cho tiết học sau. - Danh sách những dụng cụ Gv có thể hỗ trợ và phương tiện liên lạc với Gv khi cần thiết
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế
STT Thang điểm đánh giá
1 điểm 2 điểm 3 điểm
1 Bản thiết kế sơ sài hình dạng, không ghi được kích thước dự đoán của các bộ phận sẽ chế tạo Bản thiết kế sơ sài hình dạng, không ghi được kích thước các bộ phận còn chau chi tiết. Bản thiết kế rõ ràng hình dạng,  ghi cụ thể các dụng cụ truyền âm thanh.
2 Không chú thích phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật kiệu gì - Chú thích chưa đầy đủ, trình bày chưa rõ ràng phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật liệu gì. - Chú thích đầy đủ rõ ràng phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật liệu gì
3 Không chú thích phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật kiệu gì - Chú thích chưa đầy đủ, trình bày chưa rõ ràng phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật liệu gì. - Chú thích đầy đủ rõ ràng phần nào của dụng cụ được chế tạo bằng vật liệu gì
4.4. Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
(HS tiến hành theo nhóm ở nhà)
Báo cáo bản thiết kế và tiến hành chế tọa dụng cụ dẫn truyền âm thanh
  1. Yêu cầu cần đạt
- Thảo luận được các thành viên trong nhóm để cùng lựa chọn goiair pháp hình dạng, vật liệu cũng như cách lắp ráp dụng cụ đãn truyền âm thanh phù hợp.
- Lập được kế hoạch hoạt động có yêu cầu cần đạt, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp theo kế hoạch đã đề ra.
- Đánh giá được việc thực hiện sản phẩm, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả.
- Tọa ra được dụng cụ truyền âm thanh hỗ trợ tai.
B. Nội dung dạy học
- Hs báo cáo về thiết kế chế tạo, cách lựa chọn hình dạng, vật liệu chế tạo dụng cụ truyền âm thanh mà nhóm đã thiết kế.
- Và các nhóm khác tiến hành nhận xét và góp ý chỉnh sửa bản thiết kế cho khả thi, phìu hợp và đạt hiệu quả cao.
- HS thi công chế tạo dụng cụ dẫn truyền âm thanh – Nghe nhịp trái tim – theo nhóm trong tiết thực hành STEM và tiết thực hành vật lí.
- GV theo dỗi tiến trình hoạt động chế tạo của các nhóm tư vấn hỗ trợ HS về dụng cụ, phương tiện và vị trí thực hiện nếu cần thiết.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Dụng cụ dẫn truyền âm thanh có cấu tạo giống ống nghe bác sĩ, dùng để nghe âm thanh nhỏ.
- Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
- Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo dụng cụ dẫn truyền âm thanh.
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động Hs Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo mô hình chế tạo dụng cụ truyền âm - Báo cáo thiết kế chế tạo và phương án thi công của nhóm mình truwocs tập thể lớp.
- Tập thể lướp nhận xét bản thiết kế và cho ý kiến đóng góp
- Lựa chọn phương án sử dụng vật liệu tối ưu và cách lắp ráp phù hợp để tiến hành thực hiện.
- Cho HS báo cáo bản thiết kế
- Cho HS nhận xetsb bản thiết kế
- Gv nhận xét về bản thiết kế của nhóm
- GV gợi ý. hỗ trợ phát triển thiết kế cảu nhóm
 
Thực hiện chế tạo dụng cụ truyền âm - Thống nhất yêu cầu cần đạt về sản phẩm và thang điểm đánh giá sản phẩm với GV.
- Nhận những dụng cụ được cung cấp để hỗ trợ quá trình chế tạo. Chú ý các thao tác an toàn trong quá trình sử dụng.
- Thư kí nhóm ghi chép lại hoạt động của nhóm
- Thống nhất yêu cầu cần đạt của sản phẩm cần chế tạo với HS.
- Thông báo thời gian hoạt động.
- Phát dunhgj cụ hỗ trợ như súng bắn keo, keo...
- Quan sát hành vi năng lực cảu HS.
- DSungs bắn keo hai mặt kéo...
 
 
 
 
 
 
 
 
    Yêu cầu HS hoàn thành phiếu giao việc số 3  
Phiếu giao việc số 3
- Hoàn thành sản phẩ máy nghe nhịp tim, viết bài thuyết trình của nhóm về sản phẩm của mình
Bảng 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm
TT 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm
1 Đeo được và nghe được nhịp tim bằng tai Đeo được vào hai tai nhưng nghe được nhịp tim bằng một tai Đeo được và nghe được nhịp tim bằng cả hai tai.
2 Khoang cách nghe nhịp tim lớn hơn hoặc bằng 0,5m. Khoang cách nghe nhịp tim lớn hơn hoặc bằng 1,0m. Khoang cách nghe nhịp tim lớn hơn hoặc bằng 1,5m.
  Các mối ghép hình chưa đảm bảo chắc chắn Các mối ghép hình  đảm bảo chắc chắn Các mối ghép hình  đảm bảo chắc chắn, thẩm mĩ
  Chi phí để làm ra sản phẩm trên 30.000 Chi phí để làm ra sản phẩm từ 15.000 đến 30.000 Chi phí để làm ra sản phẩm dưới 15.000
4.5. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá, nhận xét và đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm
A. Yêu cầu cần đạt
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Giới thiệu được nguyên tắc hoạt động cảu dubgj cụ hỗ trợ nghe cho tai người mà nhóm đã thực hiện.
- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phaamt trong qua trình thực hiện chế tạo.
- Đánh giá sản phẩm của nhóm khác, tự đánh giá nhóm mình trong quá trình làm việc, thiết kế sản phẩm và thử nghiệm đạt kết quả.
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phâm của bản thân và các nhóm khác.
B. Nội dụng dạy học
- HS báo cáo và trình bày, biểu diễn so sánh khả năng truyền âm thanh của dụng cụ, đảm bảo nghe được âm của một số cơ quan trong cơ thể.
- GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi về thiết kế, cách sử dụng và điểm sáng tạo của nhóm thực hiện trong quá trình chế tạo dụng cụ.
- Hs nhận xét, đánh giá quá trình làm việc cũng như sản phẩm của nhóm khái niệm.
C. Dự kiến sản phẩm yêu cầu cần đạt
- Bản đề xuất cải tiến vật liệu cách âm sáng tạo (nếu có).
- Phiếu học tập hoàn chỉnh của dự án “Nghe nhịp tim”
D. Tiến trình dạy học cụ thể
Nội dung Hoạt động HS Hoạt động GV Công cụ hỗ trợ
Báo cáo sản phẩm của các nhóm - Trưng bày sản phẩm.
- Trình diễn sản phẩm dụng cụ truyền dẫn âm thanh của nhóm
- Nói lên điểm mới lạ trong thiết kế vật liệu cách lắp đặt.
- Lắng nghe nhận xét từ các HS khác trong lớp và từ GV.
- Thảo luận nhóm, trả lười câu hỏi của GV về kiến thức đã thgu thập được kĩ năng đa rèn luyện được qua quá trình thực hiện chủ đề STEM.
- Cho HS trình diễn sản phẩm.
- Hs cả lớp nhận xét sản phẩm.
- Đặt câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu kiến thức và khgar năng vận dụng kiến thức qua chủ đề STEM vừa thực hiện.
 
- Câu hỏi kiểm tra kiến thức kĩ năng sau chủ đề
Tổng kế đánh giá dự án của lớp - Lắng nnghe nhận xét của GV.
- Tổng kết lại nội dung kiến thức Vât lí về môi trường truyền âm.
- Suy nghĩ phát triển mở rộng mô hình vừa thực hiện
 
- Nhận xét về quá trình làm việc dự án.
- Tổng kết kiến thức môi trường truyền âm
- Tổng kết kiến thức cần học và ứng dụng
 
 

Tác giả: Tổ Hóa - Sinh

Nguồn tin: Trường THCS Tân Bình, thành phố Điện Biên Phủ:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây